Cây Bồ Đề

THÔNG TIN VỀ CÂY BỒ ĐỀ

Vườn ươm cây hoa cảnh ILG chuyên cung cấp sỉ và lẻ CÂY BỒ ĐỀ. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về CÂY BỒ ĐỀ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, để giúp bạn hiểu và nắm bắt rõ hơn về đặc tính CÂY BỒ ĐỀ, mong rằng chúng sẽ hữu ích cho việc bạn lựa chọn và chăm sóc CÂY BỒ ĐỀ một cách tốt nhất.


CÂY BỒ ĐỀ

 

Tên thường gọi: Cây bồ đề, cây đề, cây giác ngộ…

 

Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa

 

Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)

 

Tất cả CÂY BỒ ĐỀ bày bán của vườn ươm XEM TẠI ĐÂY

 


Cây bồ đề có xuất xứ ở Ấn Độ, cây bồ đề được người theo Ấn Độ giáo Phật giáo cho là linh thiêng. Trong sách kinh cây bồ đề được gọi là "cây giác ngộ". Các tín đồ đạo Phật coi bồ đề là cây nhà Phật. Tương truyền xưa kia, thái tử Tất-đạt-đa Cồ đàm đã ngồi thiền định dưới gốc cây mà đạt tới chân lý, đạt tới sự giác ngộ để trở thành Phật.

 

Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề là cây có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở các công viên, trên một số vỉa hè đô thị, khuôn viên công sở, được trồng làm cây bóng mát ở nhiều đình chùa, sân vườn hay làm đẹp cho các quán cafe, nhà hàng sân vườn, tạo cảnh quan xanh cho môi trường…

 

Cây bồ đề được sử dụng làm vật liệu tạo cây bonsai, tạo tiểu cảnh cho hòn non bộ vì đặc điểm sống dễ, thân cành mềm dẻo, chịu uốn ép bất cứ lúc nào và ở bất cứ hình thù gì. 

 

Vỏ Cây bồ đề cây màu xám nhạt, có thể bóc rời từng mảnh lớn, gỗ mềm, thớ mịn đều, nhẹ, dễ chẻ, được dùng trong công nghiệp giấy hay làm tăm xỉa răng…

 

Nhựa Cây bồ đề cây màu trắng đục, có mùi thơm thường được sử dụng để chế biến nước hoa và trong y học.

 

TÁC DỤNG Y HỌC CỦA CÂY BỒ ĐỀ THEO CẨM NANG CỦA NGƯỜI ẤN

 

Trái Cây bồ đề tuy không ăn được như những trái cây khác, nhưng nó cũng có nhiều công dụng trong y học.


Vỏ cây Cây bồ đề: Chất làm se, tạ nhiệt, tăng sinh lý, kháng khuẩn, bệnh lậu, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh trĩ, chống viêm, phỏng, bệnh ngoài da, ghẻ, nấc cục, nôn mửa.


Lá và chồi Cây bồ đề hay cành non : Tẩy trùng vết thương, bệnh ngoài da thầu.


Nước cốt của lá Cây bồ đề : Hen suyễn, ho, rối loạn tình dục, tiêu chảy, đái ra máu, đau răng, nhức đầu đông, mắt loạn, các vấn đề về dạ dày, ghẻ.


Nước sắc của lá Cây bồ đề : Giảm đau cho đau răng. Trái khô : Bệnh lao, sốt, tê liệt, bệnh trĩ. Trái tươi : Hen suyễn, nhuận tràng, tiêu hóa.


Nước từ quả của Cây bồ đề: Nước trích từ quả bồ đề có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu và khuẩn E. coli. Các chất bergapten và bergaptol trích từ vỏ thân đều có
hoạt tính kháng khuẩn.

 

ĐẶC ĐIỂM CÂY BỒ ĐỀ

Cây Bồ Đề là cây thân gỗ lớn có thể cao tới 30 m, đường kính thân 3 m, cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa. Thân cây có vỏ màu nâu xám hoặc nâu, có vảy và mang nhiều rễ.

 

Lá cây bồ đề hình tim, nhẵn, đầu lá kéo dài, cuống dài, gân nổi rõ. Lá bồ đề non màu hơi đỏ, dần chuyển sang xanh. Tán lá rộng, rậm và xòe.

 

Cây Bồ Đề mang những cụm hoa dạng sung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu và có màu đỏ. Hoa Bồ Đề nở vào tháng 2 kéo dài đến khoảng cuối tháng 4 thì bắt đầu kết quả. 

 

Trái Cây bồ đề có hình thù giống như quả sung, không cuống, có đường kính khoảng 7-8 mm. Khi còn non màu xanh, khi chín màu đỏ xậm hay tím bầm pha trộn các chấm đỏ trên da. Cây bắt đầu cho trái từ tháng 5 hay tháng 6.

 

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BỒ ĐỀ

Cây Bồ Đề có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường. Cây Bồ Đề đòi hỏi ánh sáng nhiều, chịu rét tương đối khỏe nhưng không chịu được nhiệt độ cao và khô hạn kéo dài. Cây Bồ Đề phát triển mạnh trên đất sâu ẩm, tơi xốp, đất trồng lúa nương sau 1-2 vụ. 

 

Cây bồ đề dễ tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành ở môi trường có ẩm độ thích hợp.

 

HÌNH ẢNH THAM KHẢO VỀ CÂY BỒ ĐỀ

Cây bồ đề chậu bonsai.


Cây bồ đề uy nghi trước cổng chùa.


Cây bồ đề mini - niềm đam mê của bao nghệ nhân.


Cây bồ đề bonsai.



Tất cả CÂY BỒ ĐỀ bày bán của vườn ươm XEM TẠI ĐÂY

 

VƯỜN ƯƠM CÂY HOA CẢNH ILG

Chuyên cung cấp sỉ và lẻ CÂY BỒ ĐỀ

Holine: 0938 616 077 (Gặp Mr.Tâm)

 

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận